image banner




Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của bệnh phong

1

Bệnh phong không còn xa lạ với chúng ta nhưng có lẽ nhiều người còn chưa biết rõ về căn bệnh này. Do đó, hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh phong sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả và tránh những biến chứng không mong muốn.

Thông tin cơ bản về bệnh phong

 

Bệnh phong hay còn gọi là bệnh Hansen, là căn bệnh khó lây lan, nó có thời gian ủ bệnh kéo dài do vi trùng Mycobacterium Leprae gây ra. Bệnh này thường xuất hiện nhiều ở trẻ em hơn là người lớn.

Bệnh phong có tương đối nhiều biểu hiện lâm sàng, trong đó có hai dạng thường gặp đó là dạng Tuberculoid – phong củ và dạng Lepromatous – phong u, từ hai dạng nói trên, bệnh còn được chia ra nhiều thể khác nhau

 

 

Bệnh phong là bệnh gì?

 

Theo đó, cả hai dạng trên đều gây tổn thương da cho người bệnh nhưng phong u có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn do cấu tạo u ngoài da làm cho bệnh nhân có hình dạng méo mó, dị dạng.

Các dạng bệnh phong này thường gây ra các tổn thương ở dây thần kinh ngoại biên, gây mất cảm giác ngoài da và làm liệt các cơ một cách từ từ. Từ đó, bệnh nhân có thể sẽ mất dần các bàn tay, bàn chân đã bị bệnh. Bạn có thể thấy, căn bệnh này thường xuất hiện tại các vùng ôn đới, nhiệt đới và cận nhiệt.

Bệnh phong nguyên nhân từ đâu mà ra?

 

Như đã nói ở trên, bệnh phong do một loại vi trùng gây ra, có tên là Mycobacterium Leprae. Vậy nó gây bệnh cho chúng ta bằng cách nào?

Bệnh phong lây lan qua da hoặc hô hấp khi có sự tiếp xúc trực tiếp, trong một thời gian dài với những chất xuất tiết (nước mũi, nước miếng,...) có chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, đã từng có khá nhiều vị nữ tu, thầy thuốc, hay nhân viên y tế chăm sóc người mắc bệnh phong suốt đời nhưng chẳng bao giờ lây bệnh.

Bệnh lây lan chủ yếu qua da và viêm mạc có tổn thương bị trầy xước, bệnh phong lây trực tiếp qua da và niêm mạc từ người đã mắc bệnh phong, nhất là trong giai đoạn đang phát triển bệnh. Vi khuẩn phong tăng sinh rất chậm trong cơ thể. Nếu một vài loại vi khuẩn khác có thể sinh sôi trong thời gian ngắn chỉ với vài phút thì vi khuẩn Hansen này chỉ sinh sản một lần trong vòng hai tuần lễ. Do đó bệnh phong xuất hiện rất chậm. Thời gian ủ bệnh có khi kéo dài tới vài năm, có khi tới cả mươi năm. Tới lúc bệnh biểu hiện ra bên ngoài thì cơ thể bệnh nhân đã có đầy rẫy những vi khuẩn.

 

Dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết bệnh phong?

 

Biểu hiện đầu tiên của bệnh phong đó chính là chuyển biến màu da trên cơ thể, da sẽ không còn cảm giác nóng, lạnh hay đau nữa. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như những nốt cùng màu da hoặc hơi đỏ, hoặc mảng da dày, bóng mọng, lan tỏa mà không kèm mất cảm giác.

 

Những dấu hiệu để nhận biết bệnh phong

 

Các triệu trứng tiếp theo có thể thấy ở người bệnh phong như mặt bắt đầu nổi cục sần sùi nhỏ, mũi xẹp xuống, xuất hiện nhiều cục tại các dây thần kinh ngoại vi như cổ tay, khuỷu tay, hay đầu gối.

 

Nếu bệnh này không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như chân tay bị hủy hoại dần; hay thần kinh ngoại vi bị tổn thương khiến chân tay không cử động được, cứng lại, co quắp; bàn chân bị thủng loét và nhiễm độc; giác mạc bị tổn thương, mờ đục, áp nhãn tăng cao, mắt khô, dẫn đến khiếm thị, mù lòa; ngọc hành bị teo, tinh trùng không được sản xuất ra, nên gây vô sinh ở nam; rụng lông mày, lông mi. Bệnh phong không phải là bệnh di truyền, không gây chết người, cho nên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những tàn tật, di chứng trầm trọng.

Những cách phòng ngừa bệnh phong:

•    Bạn cần thường xuyên giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm rửa xà phòng.

•   Nếu biết mình bị bệnh hãy kịp thời điều trị càng sớm bệnh càng chóng khỏi, nguồn lây càng sớm được dập tắt.


•    Hãy tự phòng chống lây lan bệnh phong bằng cách điều trị hiệu quả tại nhà bằng cách sống văn minh, lành mạnh.

Từ những thông tin trong bài viết có thể thấy bệnh phong là một căn bệnh rất nguy hiểm, không chỉ bởi bản thân nó mà còn có thể khiến người bệnh mắc phải những căn bệnh nguy hiểm khác mà không hề hay biết. Bởi vậy, hãy đọc kỹ để biết và phòng tránh cũng như điều trị kịp thời khi phát hiện bệnh để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân./.


Theo vatlytrilieu.com

Thống kê truy cập
  • Đang online: 7
  • Hôm nay: 59
  • Trong tuần: 238
  • Tất cả: 123933

BỆNH VIỆN DA LIỄU PHÚ YÊN  |  Quản trị
Địa chỉ: Số 02, Đường Trần Phú, Phường 8, Thành Phố Tuy Hoà, Phú Yên
Email: ptchc.bvdl.syt@phuyen.gov.vn
Đường dây nóng: 0257 3823883

Thiết kế bởi VNPT